Trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Sài Gòn 150 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, hai đứa trẻ bốc vác chơi đồng xu… là loạt ảnh độc về Sài Gòn 1860-1880 do nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell thực hiện.
\
Dinh toàn quyền năm 1875, thời điểm vừa xây dựng xong. 

Kênh Lớn khoảng thập niên 1880, nay đã bị lấp và trở thành đường Nguyễn Huệ. Phía xa là nhà thờ Đức Bà.

Thương cảng Sài Gòn năm 1866, 2 năm sau khi được xây dựng. 

Lăng Cha Cả, khoảng năm 1866. 

Chùa của người Hoa ở Chợ Lớn năm 1866. 

Một đám cưới ở Sài Gòn năm 1866. 

Một dàn nhạc của người Việt năm 1866. 

Nghi lễ trong một ngôi chùa ở Chợ Lớn năm 1866. 

Nhà lá ven kênh rạch của người Hoa ở Chợ Lớn. 

Sông Sài Gòn khoảng năm 1870. 

Các nghệ sĩ tuồng ở Sài Gòn năm 1866. 

Hai đứa trẻ bốc vác ngồi chơi với những đồng xu. 

Kênh Tàu Hủ đoạn chảy qua Chợ Lớn. 

Cột cờ Thủ Ngữ ở thương cảng Sài Gòn. 

Bản đồ Sài Gòn năm 1873 được in trong album ảnh xuất bản năm 1880 của Emile Gsell.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thân thương chùm ảnh gợi nhớ miền thôn quê

Dưới ống kính của các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước, những hình ảnh đơn sơ, giản dị về nông thôn Việt Nam khiến người xem nhớ quê đến nao lòng.


Sàng gạo. Ảnh: Thomas Jeppesen

Người nông dân vào vụ cấy lúa. Ảnh do nhiếp ảnh gia Hiroji Kubota chụp tại Sapa vào năm 1999.

Thu hoạch. Ảnh chụp tại Tây Ninh vào năm 1990 bởi nhiếp ảnh gia John Vink.

Trẻ em nông thôn. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Dân làng đào kênh dẫn nước tới cánh đồng. Ảnh: Philip Jones Griffiths.

Con đường dẫn tới chợ Trà Lĩnh. Ảnh chụp năm 1995 bởi nhiếp ảnh gia Bruno Barbey.

Những đống thóc khổng lồ ở Cần Thơ. Ảnh chụp năm 1994 bởi Harry Gruyaert.

Chợ Trà Lĩnh năm 1995. Ảnh: Bruno Barbey

Một phụ nữ H'Mông mang lợn ra chợ để bán. Ảnh chụp năm 1995 bởi Bruno Barbey

Cậu bé đánh xe bò. Ảnh: internet

Ký ức về quê hương, về tuổi thơ dữ dội như ào về qua bức ảnh tắm sông. Ảnh: Thainguyenphoto

Thồ lúa về nhà. Ảnh: Internet.

Quê hương sau lũy tre làng. Ảnh: Internet.

Đống rơm, nơi lũ trẻ bày đủ trò như nhào lộn, trốn tìm... Ảnh: Internet.

Người mẹ tảo tần cào thóc giữa trưa hè. Ảnh: Hoài Sơn.

Đám cưới thôn quê. Ảnh: Internet

Thả diều. Ảnh: Internet

Cuộc chuyện trò đầu phiên chợ sớm. Ảnh: Bruno Barbey

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Đặc sắc chợ phiên Bắc Hà trên "Cao nguyên trắng"

Từ Lào Cai, ngược đường 70 đến với Bắc Hà, vùng đất sinh sống của dân tộc Mông, Tày, Nùng, Xa Phó…, nơi đây được mệnh danh “Cao nguyên trắng” , có dinh cổ Hoàng A Tưởng.

Nhưng nét đẹp và độc đáo nhất để thu hút du khách là chợ phiên Bắc Hà vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần. Tại đây, du khách được ngắm nhìn vẻ đẹp sắc màu của trang phục và những món hàng đặc sản của người bán, người mua tấp nập và giao lưu cùng họ.

Phụ nữ xuống chợ để tìm mua những bộ trang phục mới.

Rượu là món hàng có nhiều người bán, người mua.

Phở là món ăn yêu thích của đồng bào dân tộc Mông.

Lợn Bắc Hà là đặc sản.

Cả một chồng gùi mang đến chợ.

Mận Bắc Hà ngon nổi tiếng.



Du khách nước ngoài khá thú vị với chiếc kèn của người Mông.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Cảnh mưu sinh của người Việt năm 1990 trong mắt nhiếp ảnh gia Bỉ

Hình ảnh quán cắt tóc dưới gốc cây ven hồ, thiếu nữ làm việc trong nhà máy sản xuất xe đẹp hay những người làm nghề mót than trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Bỉ John Vink vừa thú vị, vừa gần gũi, mang đậm hồn Việt.

Nhiếp ảnh gia John Vink sinh năm 1948 tại Bỉ. Ông học nhiếp ảnh tại trường mỹ thuật La Cambre vào năm 1968 và trở thành nhà báo tự do 3 năm sau đó. Ông từng giành được một số giải thưởng trong sự nghiệp báo chí và phát hành cuốn sách "Réfugiés" năm 1994.

John Vink trở thành thành viên chính thức của tạp chí ảnh Magnum vào năm 1997. Vào năm 1993, ông bắt đầu viết một seri ký sự về các cộng đồng có bản sắc văn hóa đặc sắc sống ở miền núi Guatemala, Lào và vùng Caucasus. Tuyển tập này có tên "Peuples d’en Haut", phát hành năm 2004.


Nhiếp ảnh gia John Vink.


Với mong muốn tập trung vào một quốc gia thay vì liên tục di chuyển, John Vink quyết định sống và làm việc tại Campuchia từ năm 2000. Tại đây, ông đi sâu tìm hiểu nhiều vấn đề xã hội, đất đai và cả các cuộc xét xử Khmer Đỏ.

Năm 1990, John Vink đã đến Việt Nam và chụp lại hình ảnh bình dị về đất nước, con người ở những nơi ông đi qua. Điều đặc biệt trong bộ ảnh này là nhiếp ảnh gia người Bỉ đã tập trung vào việc khám phá những nghề mưu sinh của người dân thường ở nhiều vùng miền khác nhau.

Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh đen trắng đặc sắc về những nghề mưu sinh ở Việt Nam năm 1990 của nhiếp ảnh gia John Vink:

Bán xổ số ở khu phố cổ Hà Nội.

Chơi bi-a.

Giao thông chật hẹp trong khu phố cổ Hà Nội.

Cô giáo dẫn các em học sinh qua đường ở Hà Nội.

Quán cắt tóc ven đường.

Các nữ công nhân trong nhà máy sản xuất xe đạp.

Miệt mài chăm chút sản phẩm.

Người bán chổi, rá rổ dạo.

Người bán hoa quả rong.

Người lái đò.

Chợ bán gà.

Đội chiếu phim chất đồ lên một chiếc xe để đi đến điểm chiếu.

Kiểm tra gà chọi trước trận đấu.

Người lao động trên chợ Hồng Gai.

Những nữ công nhân làm việc trên một chiếc phà ở chợ Hồng Gai.

Người đi mót than ở Cẩm Phả.

Công nhân làm đường dừng tay, ngẩn ngơ ngắm nhìn những thiếu nữ xinh đẹp lướt qua.

Một nhà máy quốc doanh sản xuất hàng điện tử ở thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy sản xuất hàng may mặc tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh

Các vận động viên điền kinh tập luyện

Tiệm cắt tóc.

Buổi diễn tập trong rạp xiếc

Những người bán hương dạo gần một ngôi chùa ở Bắc Ninh

Quay phim ở Bắc Ninh

Nhiếp ảnh gia tác nghiệp trong một sự kiện

Người phụ nữ gieo ngô ở Hòa Bình

Người công nhân xây dựng tại một đập thủy điện

Trường xiếc ở Hà Nội.

Múa truyền thống

Người nông dân thu hoạch lúa ở Tây Ninh