Trang

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Hoa Muồng Hoàng Yến rực rỡ đường phố Hà Nội

Muồng Hoàng Yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc nhiều trong các rừng thưa ở miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên...

Hoàng Yến còn gọi là muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp nước, Osaka, mai dây, cây xuân muộn, mai nở muộn.


Những ngày này, khi đi dạo trên những bờ hồ, con phố của Thủ đô, nhiều người có thể bỗng có chút sựng người, ngỡ ngàng nhận ra trên con đường mình đang đi có một loài hoa đang rực rỡ sắc vàng. Ấy là màu vàng quyến rũ của hoa Muồng Hoàng Yến.


Muồng Hoàng Yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc nhiều trong các rừng thưa ở miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên...


Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá nên Muồng Hoàng Yến đang được trồng rất nhiều để làm cảnh ở Hà Nội.


Loài Muồng Hoàng Yến có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka.


Ngoài ra, Muồng Hoàng Yến còn được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ.


Hoa muồng hoàng yến có tầm quan trọng lễ nghi trong lễ hội Vishu. Nó còn được gọi là "amaltas" trong tiếng Hindi và Urdu. Tại Ấn Độ, con tem 20 rupi có hình hoa Muồng Hoàng Yến.


Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn


Muồng Hoàng Yến thu hút được sự chú ý của khá nhiều người đi đường

Dưới đây là một số hình ảnh Muồng Hoàng Yến đang nở rực rỡ trên đường phố Hà Nội:




Theo Xuân Phú (Infonet)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Về Tam Cốc mùa lúa

Đến Tam Cốc mùa này để được chiêm ngưỡng cảnh quan non nước Ninh Bình, nơi vẻ đẹp là sự kết hợp của 3 vùng miền: sông nước miền Tây, núi đồi Tây Bắc và những ruộng lúa nước Bắc Bộ...



Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, thời điểm đẹp nhất để đến với Tam Cốc là khoảng cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6, khi bạt ngàn những ruộng lúa nước trên dòng sông Ngô Đồng bắt đầu ngả màu từ xanh sang vàng.



Bến thuyền Văn Lâm, nơi bắt đầu hành trình kéo dài gần 2h trên dòng sông Ngô Đồng để đi một vòng quanh Tam Cốc. Giá vé dao động từ 60.000 - 100.000 đồng.



Được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn", Tam Cốc có nghĩa là 3 hang, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.



Vẻ đẹp bình yên trong khung cảnh hùng vĩ của Tam Cốc thu hút rất đông du khách cũng như giới nhiếp ảnh tìm về mỗi dịp đầu hè.



Nô nức du khách thập phương tìm đến Tam Cốc vào mỗi dịp cuối tuần khi đường đi đến đây khá dễ dàng, chỉ cách Hà Nội 100 km, rất phù hợp cho chuyến đi ngắn ngày, dã ngoại, picnic hay đơn giản là muốn tìm một nơi có thể quên đi lo toan cuộc sống thường nhật. 



Và cũng không thiếu du khách nước ngoài...



Dòng Ngô Đồng - "linh hồn" của Tam Cốc - những ngày đầu tháng 6, với điểm nhấn xuyên giữa những ruộng lúa nước đang vào vụ, xuyên qua hệ thống núi đá vôi đặc trưng của tỉnh Ninh Bình.



Người nông dân đang thu hoạch lúa. Lúa ở Tam Cốc một năm chỉ được trồng một vụ, năng suất lại không cao nên khoảng thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6 luôn là thời điểm Tam Cốc đẹp nhất.



Ngoài việc ngồi trên thuyền tham quan sông Ngô Đồng, lựa chọn leo núi để có thể ngắm toàn cảnh Tam Cốc cũng là một trong những điều hấp dẫn giới trẻ nhất khi đến đây.



Hoặc trải nghiệm đi bộ trên con đường mang vẻ đẹp điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, 2 bên đường là những ruộng lúa đang mùa gặt dọc 2 km đến với đền Thái Vi, nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông cùng các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải...


Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Ấn tượng với những bức ảnh đồng quê Đông Nam Á của nhiếp ảnh gia Thái Lan

Nhà nhiếp ảnh này vẫn tiếp tục những chuyến đi thú vị của mình tới các vùng đất xa xôi.
Sau khi đăng tải lên những bức hình ấn tượng về chuyến đi của mình lên mạng và được công chúng đón nhận nhiệt liệt, nhiếp ảnh gia "nghỉ hưu sớm" Weerapong Chaipuck đã tiếp tục với những bức hình chụp cảnh quan và con người tuyệt vời mà ông ấy đã gặp trong chuyến đi của mình. Các bức hình của nhiếp ảnh gia Thái Lan đưa đến cho người xem những góc nhìn lạ và đa dạng của cả thiên nhiên và con người ở những nơi mà hầu hết chúng ta đều chưa từng đặt chân qua.

Người ngư dân trong bức ảnh của Weerapong Chaipuck.

Người đàn ông này đã đi du lịch trên khắp đất nước Thái Lan và cả xa hơn nữa (Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ). Chaipuck đã đưa vào trong những bức ảnh một góc nhìn lạ về cuộc sống của người dân tại những khu vực hẻo lánh. Thay vì đặt chân tới những địa điểm du lịch quen thuộc, ông đã đi sâu vào nền văn hóa phong phú của mỗi nước bằng cách chụp lại những gì thực tế nhất trên đất nước của họ. Trên đường đi, ông đã gặp ngư dân truyền thống cùng đàn chim đi đánh cá, những chiếc thuyền bán hoa rực rỡ lênh đênh trên sông và cả những người nông dân làm việc không biết mệt mỏi. 













Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội

Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.



Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.



Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.



Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.



Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.



Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất "chịu chơi" vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.



Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.



Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.



Bức ảnh "Móng tay của nhà nho" thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.



Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.



Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa... là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.



Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.



Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.



Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ. 



Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh "Hà Nội, sắc màu 1914-1917" diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014.