Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Sông Hồng - hình ảnh quý hiếm về một dòng chảy huyền thoại

Dưới đây là những hình ảnh quý hiếm về sông Hồng mà chúng tôi đã tìm thấy trong tư liệu lịch sử từ rất lâu của Pháp.

Dài hơn 500 km chảy qua 9 tỉnh thành của lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng đã trở thành một phần máu thịt của đất nước ta. Từ lâu con sông chở nặng phù sa mang tên sông Hồng đã gắn liền với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Việt Nam. Phù sa của con sông giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.

Nhiều công trình thuỷ điện cũng được xây lên nhờ thủy năng của con sông. Qua thời gian, lòng sông từng thời kỳ cũng có nhiều đổi thay, bãi cát ven sông bên lở bên bồi nhưng con sông luôn mang vẻ đẹp hài hòa cho những thành phố nó chảy qua.

Dưới đây là những hình ảnh rất xưa chụp lại vẻ đẹp của sông Hồng thủa người thưa đất trống. Hình ảnh được sưu tầm từ tài liệu của Pháp:

Ảnh chụp ven sông Hồng chụp vào khoảng năm 1900.

Ven sông Hồng chụp năm 1904.

Cảnh sinh hoạt trên bè nổi trên sông chụp năm 1906.

Một chiếc ghe nát trên sông Hồng chụp năm 1907.

Ảnh những nhà thuyền ven sông chụp năm 1910.

Ảnh những người lao động Việt Nam trên ven sông Hồng cùng cây cầu Doumer (Long Biên) năm 1911.

Sông Hồng, Hà Nội năm 1914.

Làng xóm ven sông Hồng, Hà Nội năm 1926.

Ảnh chụp ngư dân sông Hồng năm 1952.

Bức ảnh màu hiếm hoi chụp cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng năm 1960.




Hình ảnh về hoạt động trên sông và ven sông của người dân Việt Nam.

Hoạt động đào đắp cho tuyến đường sắt Gia Lâm phía bên kia sông đối diện với thành phố.

Sinh hoạt của người dân trên đê sông Hồng.

Ảnh chụp ven sông Hồng từ Sơn Tây

Một bến thuyền ven sông Hồng, thành phố Việt Trì.

Ảnh chụp ngôi làng nhỏ, nhà tranh vách đất bên bờ sông Hồng.

Vẻ đẹp thanh bình ven sông.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Những lễ hội đua ngựa sôi động ở Việt Nam

Các chú ngựa thồ quanh năm gắn với cuộc sống thường nhật của người dân bỗng trở nên dũng mãnh và quyết liệt trong các lễ hội đua ngựa sôi động.

1. Lễ hội đua ngựa ở gò Thì Thùng, Phú Yên

Vào mỗi dịp xuân về, những chú ngựa thồ quanh năm gắn với cuộc sống thường nhật của người dân ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên lại có cơ hội tham gia vào hội đua ngựa, một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.

Hàng trăm người cổ vũ hào hứng trong cuộc đua ngựa ở Phú Yên. Ảnh: Báo ảnh VN
Nhiều năm nay, hội đua ngựa truyền thống ở gò Thì Thùng đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa về tham dự. Những kỵ sĩ tham gia cuộc đua đều là những người nông dân chân chất, sống ở các xã trong vùng. Để chuẩn bị cho hội đua ngựa này, từ trước tết, những chàng trai trong làng đã ra sức chăm chút cho những ngựa thồ để trở thành những chiến mã oai phong.

Điểm đua ngựa ở gò Thì Thùng là một khoảng đất rộng, bằng phẳng. Những chú ngựa hàng ngày thồ hàng, lên rẫy giờ được khoác thêm tấm vải màu và đánh số cho thêm phần long trọng. Những kỵ sĩ được khoác áo màu sắc để phân biệt.

Lệnh xuất phát là tiếng tù và của ban tổ chức. Sau một hồi tù và vang lên, các kỵ sỹ thúc ngựa phóng nhanh về phía trước trong tiếng trống thúc giục rộn rã và tiếng reo hò cổ vũ của khán giả vang dội hai bên đường. Sau cuộc đua, tất cả mọi người đều ngồi vào mâm cỗ mà mọi người đi dự hội đã mang theo, đóng góp từ trước như vài cân gạo nếp, con gà, con vịt... cùng nhau vui vẻ mà không tốn nhiều chi phí. Họ cùng nâng cốc chúc tụng nhau một năm mới gặp nhiều niềm vui và những điều tốt lành trong cuộc sống.

2. Tưng bừng lễ hội đua ngựa Bắc Hà, Lào Cai

Nhiều năm trước đây, ở vùng Bắc Hà, Lào Cai mỗi độ xuân về, khi những cành hoa đào, hoa mơ, hoa mận bung sắc thắm trên khắp các nẻo đường là lúc người dân nô nức kéo về sân dinh thự của Hoàng A Tưởng để xem hội đua ngựa, bắn súng.

Những chú ngựa thồ hàng ngày trở nên dũng mãnh trong cuộc đua. Ảnh: Đại biểu nhân dân

Trên trường đua, các trai bản được nai nịt gọn gàng, oai vệ cầm súng trên tay. Khi nghe tiếng súng hiệu lệnh, họ rạp mình trên lưng ngựa, phi như bay. Đến gần đích, những kỵ mã chân đất đều nhảy thật nhanh xuống đất, nhằm bia bắn liền 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng.

Những năm gần đây, giải đua ngựa đã có nhiều thay đổi, thời điểm đã chuyển sang tháng 6 mùa hè nhưng không kém phần sôi động và hào hứng. Mỗi năm, lễ hội đua ngựa này lại được tổ chức một cách quy mô và bài bản hơn, thu hút hàng vạn khách du lịch từ khắp nơi kéo về tham dự.

Trường đua ngựa ngày nay là sân vận động lớn có tường rào kiên cố và đua theo tốp 5 ngựa. Ngựa nào về đích nhanh nhất thì thắng và có quyền tiếp tục vào vòng trong. Vòng chung kết sẽ chọn ra giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Hội đua ngựa hàng năm đã trở thành một lễ hội độc đáo của người dân Tây Bắc, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân bản địa.

Điểm ấn tượng trong cuộc đua ngựa là những chiến mã đều là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng lên nương rẫy. Kỵ mã cũng là những chàng trai hiền lành chân chất, quanh năm quanh quẩn với ruộng nương, núi rừng giờ trở nên oai phong trên lưng ngựa chỉ với một chiếc mũ nhựa bảo hiểm, leo lên lưng ngựa phi mà không cần yên, không cần bàn đạp giữ chân. Họ thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh và tài năng trong tiếng cổ vũ reo vang không ngớt của khán giả.

3. Lễ hội chọi ngựa Hà Giang
Đấu ngựa là trò chơi lúc nông nhàn của người dân xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Hà Giang thuở xa xưa, vào hai dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng 7. Tuy nhiên nhiều năm qua, tập tục truyền thống của dân tộc Tày đã vắng bóng và mới được khôi phục lại năm 2013.

Hai chú ngựa lao vào nhau trong cuộc chiến tranh giành ngựa cái. Ảnh: tintucdulich

Theo quy định, giải đấu ngựa sẽ được tổ chức hai lần mỗi năm, vào rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch tại khu du lịch sinh thái Thủy Lâm Viên để phục vụ bà con và du khách thập phương.

Ngay từ trước ngày thi đấu, những con ngựa to khỏe, dũng mãnh nhất đã được tuyển lựa và chăm sóc kỹ lưỡng. Chúng được tập luyện và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt. Trừ trời lạnh, còn ngày nào cũng phải tắm cho ngựa một lần. Hàng ngày, ngựa phải được lên đồi cao ăn cỏ, hít thở không khí trong lành. Mỗi con ngựa được xích riêng một nơi để tránh cắn nhau.

Thể thức thi đấu loại trực tiếp để chọn lựa các cặp ngựa chiến thắng thi đấu vòng chung kết. Trước khi giao đấu, hai chú tuấn mã được đưa ra "ngửi hít" một con ngựa cái làm mồi nhử. Sau khi ngựa cái được dắt đi, hai chú ngựa đực xông vào nhau bắt đầu cuộc chiến tranh giành. Chúng đá, cào, tát... để giành chiến thắng.

Những tiếng gầm gừ, rú rít cùng tiếng cổ vũ, phấn kính reo hò của những người tham dự cuộc chọi ngựa vang lên trong không gian yên tĩnh của núi rừng. Chú ngựa nào bị đuổi ra ngoài là thua cuộc. Vì thế, cuộc đấu ngựa chính là cuộc chiến tranh giành bạn tình.

Năm qua, việc khôi phục giải đấu ngựa đã góp phần lưu giữ được truyền thông của người dân tộc Tày và tạo nên một lễ hội đặc sắc hấp dẫn du khách khi đến với cao nguyên Hà Giang.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Những món ngon Việt Nam không phải ai cũng biết

Đối với nhiều người thì đây có thể là những món ăn trứ danh nhưng đối với nhiều người thì nó có thể vẫn là những món ăn lạ lẫm, chưa từng được nghe tên.

Lẩu thả Bình Thuận

Một nồi lẩu thả đúng kiểu là các thành phần được bày biện trong những bẹ bắp chuối. Cũng như các loại lẩu khác, lẩu thả chia làm 3 phần chính gồm: nước dùng, “thịt thà” và rau xanh. Thành phần và nguyên liệu của cả ba tùy theo nhu cầu hay sở thích. Song dù thêm bớt thế nào, một nồi lẩu thả ngon phải có sự tham gia của cá mai tươi ngon được tẩm ướp kỹ, thịt ba chỉ luộc và trứng vịt chiên.


Lẩu thả có hai loại là khô và nước. Đối với lẩu thả khô, khi ăn cho bún tất cả thành phần vào tô, chan nước dùng lên trên. Lẩu thả nước hơi khác với việc thả từng lát cá mai tươi ngon vào nồi nước dùng. Mỗi cách thưởng thức có cái ngon khác nhau. Tuy vậy, du khách thường chọn lẩu thả nước còn người địa phương lại “kết” lẩu thả khô.

Gà nướng KonPlông Kon Tum

Gà KonPlông dùng hình thức mổ moi (mổ ở phao câu), rồi nướng trên lửa than. Màu sắc và hương vị thơm ngon của món gà phụ thuộc vào quá trình tẩm ướp. Cụ thể, trước khi nướng, gà được nhồi sả và lá chanh trong bụng. Phần da được tẩm ướp hành phi, xì dầu sau đó mới đưa lên ngọn lửa. Mùi thơm của sả và lá chanh tỏa ra cùng với màu sắc đánh thức các giác quan của bạn ngay lập tức.

Chả trứng mực Cà Mau

Khác với họ hàng của mình là chả cá Hạ Long, rất ít người biết đến món đặc sản chả trứng mực của Cà Mau. Điều này được nhiều người giải thích là do hạn chế về nguyên liệu. Cách chế biến chả trứng mực đòi hỏi sự cầu kỳ.


Đầu tiên, người ta sẽ chọn những con mực vừa đánh bắt được, xẻ lấy trứng. Cứ 11 – 13kg mực này thì cho một kg trứng. Sau khi sơ chế, cho trứng mực vào cối quết chung với trứng vịt, thịt và gan lợn. Khi đạt đến độ sánh, mịn nhất định, hỗn hợp này sẽ được vo tròn, ép dẹt và phơi khô. Khi ăn, chiên chả trứng mực ngập trong dầu/mỡ.

Súp lươn


Chúng ta đã rất quen với cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn song món súp lươn thì không phải thực khách nào cũng nghe tên hay có dịp nếm thử. Cách chế biến súp lươn khá đơn giản. Thịt lươn sau khi làm sạch sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay sau đó cho vào nấu chung với nồi nước dùng được hầm từ xương. Món này thường ăn kèm với bánh mì hoặc bánh mướt.

Bún đũa Nam Định

Ngoài cái tên lạ tai, bún đũa Nam Định còn có ba đặc điểm khác lạ với các loại bún thông thường. Đầu tiên, cọng bún to cỡ đầu đũa, có lẽ vì thế mà người ta gọi là bún đũa. Thứ hai, món bún này không thể tìm thấy ở bất kỳ nhà hàng hay quán ăn nào mà chỉ có ở những hàng quán vỉa hè.


Và cuối cùng, ngoài những loại rau buộc phải có, nó còn đính kèm với các loại rau theo mùa. Bún đũa hút thực khách với món nước dùng thơm lừng, béo ngậy cùng những cọng bún to tròn, trắng phau ẩn hiện dưới màu vàng của mỡ hành, của gạch cua, màu trắng của giá, xanh của rau…

Don Quảng Ngãi

Mộc mạc, dân dã song canh don gần như chứa đựng tất cả con người, tình cảm và văn hóa của vùng đất búi Ấn sông Trà này. Don là một loại nhuyễn thể có nhiều ở nơi con sông Trà Khúc và sông Vệ gặp biển.


Người ta có thể chế biến don thành nhiều món như cháo don đến canh don. Một phần canh don đơn giản với một nước dùng xanh xanh hành lá, trăng trắng hành tây, vài con don bé tý dưới đáy tô, chiếc bánh tráng nướng, đĩa ớt xanh đặc trưng. Để thưởng thức, khách cứ từ tốn bẻ nhỏ bánh tráng, cho vào nước dùng. Khi bánh tráng ngậm đủ nước cũng là lúc thực khách cảm nhận trọn vẹn vị ngọt của nước dùng, vị thơm của bánh tráng, cay cay của ớt, tươi ngon của don.