Trang

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Những thảm lá vàng cuối mùa xuân Hà Nội

Đi qua những con phố như Phan Đình Phùng, Trần Phú... vào những ngày cuối tháng tư, người ta có cảm giác như Hà Nội đang giữa mùa thu.

Khác với các nước xứ lạnh, lá vàng ở Hà Nội không rụng vào mùa thu. Phải qua xuân, những cây sấu trên phố mới trút lá.

Phố Phan Đình Phùng với hai hàng cây cổ thụ trồng trên một vỉa hè là nơi đẹp nhất vào dịp lá sấu rụng.

Không khí mát mẻ của trận mưa rào cuối xuân và những thảm lá vàng rụng đầy ắp khiến cho bất kỳ ai cũng có cảm giác man mác, nhẹ nhàng như những ngày thu vừa mới bắt đầu.

Sau cơn mưa, những hàng sấu trên đường Phan Đình Phùng càng trút nhiều lá hơn. Những vòm lá còn trên cây xanh mướt tạo nên sự tương phản thú vị với màu vàng của lá dưới vỉa hè.

Khi lá vàng trút xuống cũng là lúc hoa loa kèn vào cuối vụ.

Dọc con phố Trần Phú, người đi đường cũng cảm nhận được mùa thu trong lòng phố.

Điều thú vị của mùa lá rụng ở Hà Nội là cây không trơ trụi mà vẫn rợp lá xanh, che nắng cho người đi đường. 

Dù ngày nào những người lao công cũng quét dọn nhưng lá trút nhiều nên nhanh chóng phủ kín vỉa hè.

Đường Đinh Tiên Hoàng (ven hồ Hoàn Kiếm) là nơi tập trung nhiều khách du lịch tham quan.

Vỉa hè dọc hồ Hoàn Kiếm cũng phủ đầy lá vàng. Đây là nơi đi bộ, rèn luyện thể thao yêu thích của người dân thủ đô.

Lá rụng trong nắng sớm ở đường Hàng Khay.

Cây sấu gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, mùa lá sấu rụng cũng đem lại nhiều ký ức đẹp.

Các cô gái Hà thành tranh thủ lưu giữ tuổi trẻ với tà áo dài trắng.

Gánh hoa quả báo hiệu mùa hè sắp tới với nhiều loại trái ngon.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Hoa ban "phủ kín" Tây Bắc

Tháng Ba, hoa ban bung sắc phủ kín trên mọi nẻo đường Tây Bắc. Từ Mộc Châu đi Sơn La, từ Sơn La sang Điện Biên, đường 6 được xem như quốc lộ thơ mộng nhất của vùng Tây Bắc trong mùa hoa ban.
Từng vạt rừng cây hoa ban la đà tinh khiết, nở trắng xóa như phô diễn vẻ đẹp "đặc sản" mà bất cứ ai, dù có vội vàng đến mấy cũng khó cầm lòng bỏ qua.

Bắt đầu từ Mộc Châu đi Sơn La hoa ban nở trắng hai bên quốc lộ 6.


Những vạt rừng hoa ban nở lưng chừng núi bao bọc các bản người Thái.


Một phụ nữ Thái vừa chăn bò vừa làm khăn piêu truyền thống dưới tán hoa ban.


Một đoạn đường 6 cũ uốn lượn dưới chân một cây hoa ban nở đầy hoa.


Rừng hoa ban ven đường.






Rừng hoa ban bao bọc một bản nhỏ trên đèo Pha Đin.










Chị Lò Thị Loan - xã Phùng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La vui vẻ khi được chụp ảnh bên rừng hoa ban.






Những vạt hoa ban nở bao quanh thung lũng Mường Ảng (Điện Biên) trù phú.






Quốc lộ 6 trong màu trắng hoa ban tháng Ba.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Sững sờ ngắm những cây cổ thụ khổng lồ già nhất Việt Nam

Những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi này không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc mà còn là những địa danh du lịch vô cùng kỳ thú.

Cây đa đại thụ 1000 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), nơi từng được mệnh danh là "mắt thần Đông Dương". Cây cao khoảng trên 20m, có 9 rễ nhánh cắm chặt xcuoongs đất dài khoảng 12m cùng những hình thù khác nhau, tán lá chằng chịt, xum xuê. Bên cạnh cây đa cổ thụ, du khách còn có thể leo núi khám phá đỉnh Bàn Cơ huyền bí. Ảnh: Lao động

Vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao. Cây chò nghìn năm tuổi tại đây cao trên 60m với ba nhánh, bộ rễ cây ăn rộng cỡ 200m2 và ngoằn nghèo nổi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Ảnh: Vietnamnay

Cây đa 13 gốc tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng được coi là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất Việt Nam hiện nay. Tương truyền rằng, cây đa 13 gốc có miếu thờ đức Thổ Vượng, có công giúp dân làng khai phá đất đai, lập và giữ làng. Cây đa 13 gốc hiện là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng, độc đáo của du khách bốn phương. Ảnh: haiphonginfo.vn
Những cây cổ thụ ngàn tuổi ở Việt Nam

Tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có cây dã hương nổi tiếng được ước lượng đã phải hơn 1.000 tuổi rồi. Gốc cây to đến 8 người ôm, vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m. Nhiều người cho rằng, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà cư dân ở đây có một sức khỏe tốt, ít bị các các bệnh dịch truyền nhiễm.

Cây sống thọ nhất Việt Nam hiện nay thuộc về cây táu ở Phú Thọ 2.200 năm (có thông tin nói là 2.100 năm) có từ thời An Dương Vương ở TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Ngay từ khi được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam, Hội BVTN-MT trung ương và địa phương đã vận động, hướng dẫn nhân dân cùng chăm sóc cây theo khoa học. Nhờ tháo dỡ kịp thời những khối đât đá bị chèn ép quanh thân, mở rộng không gian sống, bón phân, loại bỏ nấm mốc và những cây ký sinh, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh….nên mùa Xuân này “cụ” Táu hơn 2.000 tuổi đã có nhiều cành nảy lộc xum xuê.

Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cây đa Tân Trào trước đây gồm 2 cây, được gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Song cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành còn sống. Hiện nay cây đa Tân Trào đang hồi sinh trở lại do được chăm sóc khoa học, chu đáo hơn.