Trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hải Phòng thế kỷ trước qua ống kính phương Tây

Trong ống kính nhiếp ảnh gia phương Tây, thành phố Hải Phòng từ 1 thế kỷ trước đã vô cùng náo nhiệt.
Về Hải Phòng về lại quê xưa
Cha mẹ nghèo căn nhà đã cũ
Gác xép hẹp bụi phủ dày quá khứ
Bể nước sâu lắng đọng nắng mưa qua
("Về lại Hải Phòng" - Nguyễn Thụy Kha)

Trong con mắt của nhiều người, Hải Phòng luôn được biết đến với tư cách thành phố lớn thứ 3 của cả nước vô cùng nhộn nhịp và phồn hoa.

Ngoài Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng cũng trở thành điểm thu hút rất nhiều ống kính phương Tây ghé qua đây.

Với tên gọi thành phố Hoa Phượng Đỏ, Hải Phòng được hiện lên một cách rõ nét trong cái nhìn đầy chân thực của các nhà nhiếp ảnh gia phương Tây.

Mới đây, tạp chỉ Belle Indochine của Pháp đã đăng tải một loạt hình ảnh về thành phố Hải Phòng. Đây là những tư liệu vô cùng quý giá đối với những người con Hải Phòng luôn tự hào về mảnh đất của mình.


Thành phố Hải Phòng đã rất tấp nập từ năm 1931. Ảnh được chụp từ trực thăng.


Một góc thành phố.


Xe kéo là công cụ giao thông đi lại phổ biến thời ấy ở Hải Phòng.


Cảnh buôn bán tấp nập tại cảng Hải Phòng.


Cách đây 1 thế kỷ, cảng Hải Phòng trở nên buôn bán sầm uất


Bến Bính từng là một trong những thương cảng sầm uất nhất xứ Bắc.


Sông Tam Bạc cách đây 1 thế kỷ.


Cách vận chuyển hàng hóa từ 1 con thuyền Pháp


Nhà đồng hồ ba chuông ở Phố Minh Khai.


Phố Điện Biên Phủ ngày nay, xưa gọi là phố Paul Bert.


Dòng sông Tam Bạc. Ảnh chụp năm 1913.


Nhà máy xi măng Hải Phòng. Năm 1913



Một khu phố người Hoa.


Bến thuyền trên dòng sông Tam Bạc.


Cảng Hải Phòng.


Tuần dương La Motte Picquet ở cảng Hải Phòng.


Tòa thị chính Hải Phòng.


Cầu rào bắc qu sông Lạch Tray

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Đẹp mê hồn 10 'thiên đường ngầm' của Việt Nam

Là đất nước có địa hình phức tạp, Việt Nam đã được thiên nhiên ban tặng cho nhiều "thiên đường ngầm" - những hang động có vẻ đẹp quyến rũ mê hồn.

Động Hương Tích là một hang động kì vĩ nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức cách trung tâm Hà Nội gần 70km về phía Tây Nam. Động được phát hiện ra từ rất lâu nhưng đến đời vua Lê thế kỷ 15 mới dùng để thờ Phật. Trong động có chùa, cổng chùa bằng đá, được xây dựng vào năm 1914. Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên, Chùa động còn có những công trình điêu khắc cổ có giá trị. Năm 1770, chúa Trịnh Sâm từng thăm quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. 

Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam Thiên đệ nhị động" là một hệ thống hang động ngập nước độc đáo của tỉnh Ninh Bình. Những hang động nổi tiếng nhất ở nơi đây là hang Cả to, rộng thênh thang và đẹp lung linh huyền ảo, hang Hai với những nhũ đá nối dài tựa như những áng mây bay và những nhũ đá tròn nhẵn có những giọt nước nhỏ xuống dòng sông như bầu sữa mẹ ngọt ngào, có khi là hình một con cá sấu… 

Phong Nha là hang động tiêu biểu nhất về giá trị thẩm mỹ và sự độc đáo tại Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo đoàn thám hiểm của Hoàng gia Anh thì động Phong Nha có 7 cái Nhất: Hang nước dài nhất; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát và bãi đá ngầm đẹp nhất; Hồ nước ngầm đẹp nhất; Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; Dòng sông ngầm dài nhất và Hang khô rộng và đẹp nhất. 

Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đây là một động lộ thiên, nhiều thạch nhũ, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một cảnh tượng tráng lệ. Trong lòng động có ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự cùng nhiều tượng La Hán, Phật Quan Âm được tạo tác công phu, như tăng thêm phần huyền bí cho hang động. 

Nằm ẩn mình sâu trong lòng Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên Đường được mệnh danh là "hoàng cung trong lòng đất". Động có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, là hang động khô dài nhất Châu Á. Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ với hệ thống măng đá, nhũ đá đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của con người, khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên đường nơi trần thế. 

Hang Sơn Đoòng, tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình - là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang có chiều rộng 150 mét, cao hơn 200 mét, dài ít nhất là 5 km. Chiều dài có thể còn sâu hơn nữa. Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã chiếm vị trí là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70m. 

Nằm trên đảo Bồ Hòn, hang Sửng Sốt là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Hang có tên như vậy là do khi ta đi vào thăm quan trong hang thấy hang có diện tích trong lòng rất nhỏ... nhưng khi du khách lách qua một khe đá hẹp để tiến vào trong thì ai là du khách thăm quan cũng phải ồ lên... cảm nhận cái đẹp và lòng hang được mở rộng ra rất nhiều. Hang động được chia làm hai ngăn chính, rộng tới mức chứa được hàng nghìn người. Trần hang và nền hang nhấp nhô những khối thạch nhũ có hình thù kỳ ảo như thách thức trí tưởng tượng của con người. 

Nằm trên đảo Đầu Gỗ thuộc vịnh Hạ long, Hang Đầu Gỗ được coi là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Hang rộng khoảng 5.000 m2, được chia làm 3 ngăn chính với cửa hang rộng 17 m và cao 12 m. Do cửa hang đón nhiều ánh sáng nên lòng động có sự phát triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ, tạo nên một nét đặc trưng của hang. Với những nét rêu phong cổ kính, cùng nhiều măng nhũ đá mang vô vàn hình dáng kiến trúc khác nhau, hang được nhiều du khách gọi là "động của các kỳ quan”. 

Bên cạnh hang Đầu Gỗ, đảo Đầu Gỗ còn có một hang động nổi tiếng khác là động Thiên Cung. Nằm ở phía bắc của hòn đảo, đây là một trong những động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long với nhiều ngăn và vô vàn nhũ đá, măng đá mang những hình thù kỳ lạ, đường nét mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ. Trên vách động phía Đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó nổi lên những khối thạch nhũ sống động như những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. 

Tràng An được gọi là thành Nam của cố đô Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Mỗi hang một vẻ đặc trưng riêng, trong đó nhiều hang đã được công nhận là di tích khảo cổ học. Ảnh: Internet.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Đẹp nao lòng mùa hoa tam giác mạch

Mùa hoa tam giác mạch đã về trên khắp các cung đường lên Lũng Cú, Hà Giang rồi em có nghe chăng.


Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của các tỉnh vùng cao phía Bắc với vẻ đẹp miên man, hoang dại. Hoa thường nở rộ nhất vào dịp cuối thu, khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm.



Thật tình cờ, ngày sau khi những thửa ruộng bậc thang bước vào thu hoạch thì cũng là lúc màu vàng ấy được thay thế bằng sắc hồng say đắm của những cánh đồng hoa tam giác mạch.



Độ này, trên khắp các rẻo cao phía Bắc, ở đâu cũng có tam giác mạch. Ở Lào Cai, hoa mọc nhiều ở các huyện phía bắc như Simacai, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương.



Ở Cao Bằng, Trà Lĩnh - Trùng Khánh là hai điểm trồng nhiều tam giác mạch. Nhưng Hà Giang mới là nơi hoa mọc nhiều và đẹp nhất.



Những ngày cuối tuần, dọc quốc lộ 4C hay còn gọi là con đường Hạnh Phúc, người đi phượt, người đi ngắm hoa, người đi chụp ảnh nườm nượp đổ về đây đông như trảy hội, trong đó không ít người lặn lội từ tận miền trong. Sủng Là, Lũng Cú, Hoàng Su Phì, Phó Bảng, Đồng Văn và đặc biệt là xã Phàn Thẻng, huyện Xín Mần là những điểm "đóng đinh" trên bản đồ tam giác mạch Hà Giang.



Dù ở đâu, hoa tam giác mạch cũng đẹp như tranh vẽ.







Độc đáo những ngôi nhà 'nấm' ở Lào Cai

Đứng trên cao nhìn xuống, vẻ đẹp mộc mạc, xưa cũ của những ngôi nhà trình tường mái xanh rêu ở Y Tý, Lào Cai, khiến nhiều người liên tưởng đến những cây nấm khổng lồ tuyệt đẹp mọc bên sườn núi.

Y Tý là một trong những xã nghèo nhất của huyện vùng cao Bát Xát, Lào Cai. Ở đây mây mù phủ kín quanh năm và thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ấy vậy mà ngày càng nhiều du khách tìm đến với Y Tý. Bên cạnh những thung lũng trên mây và thửa ruộng bậc thang ở độ cao 1.500 m, người người tìm đến nơi đây còn để được ngắm những bản làng với những nếp nhà trình tường nằm san sát bên nhau, dựa vào lưng núi như trong chuyện cổ.

Những ngôi nhà trình tường ở Y Tý chỉ rộng 40 - 60 m2. Ảnh: Đức Kỳ

Chỉ cách Lào Cai khoảng 70 km, nhưng đường lên Y Tý quanh co khúc khuỷu. Theo những con đường mòn xoắn ốc ngược lên đỉnh Nhù Cồ San, bạn sẽ có cảm giác như “chạy thẳng lên trời”, rồi chìm ngỉm trong sương mù và mây trắng. Rồi bất chợt trong chốc lát, Y Tý đã hiện ra trước mắt với khung cảnh nên thơ khi những phụ nữ Hà Nhì gùi củi ra chợ giữa mênh mông rừng núi.

Là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam sinh sống ở Y Tý bên cạnh đồng bào các dân tộc H' Mông, Dao, Giáy… người Hà Nhì, đặc biệt là người Hà Nhì đen, đã làm nên nét quyến rũ rất riêng cho mảnh đất khô cằn khắc nghiệt, bằng những ngôi nhà trình tường độc đáo của mình. Không giống những ngôi nhà sàn thường thấy của đồng bào dân tộc vùng cao, những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì nằm ngay trên nền đất, tường được làm từ đất nện và mái trông xa như hình kim tự tháp.

Mõng nhà trình tường không đào sâu xuống đất mà đặt ngay trên nền đá. Ảnh: Đức Kỳ

Ấn tượng nhất trong kiến trúc nhà của người Hà Nhì là các bức trình tường dày 40 – 45 cm, cao 4 – 5 m, với hai vòng trong và ngoài. Cấu trúc này không chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn của xã vùng cao biên giới, mà nó còn thể hiện sự thích ứng với thời tiết khắc nghiệt ở đây. Những căn nhà trình tường bằng đất rất dày này sẽ giúp người Hà Nhì giữ ấm vào đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè.

Nhìn vào kiến trúc giản đơn của những ngôi nhà trình tường, không ai nghĩ rằng để làm được khoảng 40 m2 nhà, bà con Hà Nhì có khi phải mất hàng tháng trời ròng rã. Thời điểm để tu sửa hoặc xây mới thường sau mỗi vụ mùa. Công đoạn đầu tiên sau khi chọn được mẫu đất ưng ý là đặt móng bằng các loại đá núi. Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống lòng đất như người dưới xuôi.

Tiếp đến là công đoạn trình tường nhà. Đất đã chọn được đưa vào ván khuôn nẹp chắc, dùng chày gỗ giã để nén chặt với nhau, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên bức tường vững chắc. Sau đó lắp ghép các xà và đòn tay gỗ để lợp mái. Nhà trình tường không có hiên và mái dốc ngắn, lúp xúp lợp từng lớp cỏ gianh.

Nhà trình tường ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Ảnh: Đức Kỳ

Ở giữa nhà có một cửa ra vào và một cửa phụ ở đầu hồi bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng ngựa phía sau. Nhìn xa những ô cửa nhỏ xíu như lỗ tò vò. So với nhà trình tường của người H' Mông, mặt tường bên trong và bên ngoài của nhà người Hà Nhì được giã, mài nhẵn và mịn trơn, khung dáng đa số là hình vuông thay vì hình chữ nhật.

Dù hiện nay những ngôi nhà trình tường theo nguyên mẫu của người Hà Nhì ở Y Tý không còn nhiều nhưng sức hấp dẫn của chúng dường như không hề thay đổi, nhất là với những tay săn ảnh vào những lúc bình minh lên và hoàng hôn buông xuống. Bởi thế mà nhiều người, khi được chiêm ngưỡng những mái nhà trình tường xanh rêu trong sương trắng, đã phải thốt lên “thiên đường là đây!”.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Mùa đông và những cuộc hành trình về phía núi

Hãy cùng chúng tôi, ngay bây giờ, đi trên cây cầu tạm vắt qua dòng Nậm Mu, lặng ngắm một dòng suối bên dãy Tây Côn Lĩnh, đắm mình trong sắc màu của hoa mận ở Sủng Là, hay “say” trong ánh nhìn của sơn nữ Đồng Văn…

Chuyến hành trình của chúng tôi đi qua nhiều nơi, dừng lại ở nhiều địa điểm, để tận hưởng trọn vẹn cả vẻ đẹp, cả mùi vị, cả hương sắc của những miền đất xa xôi, vào mùa này.


Người dân dựng cầu tạm qua dòng Nậm Mu (Mường La – Sơn La), năm nào cũng vậy, ít thì một hai lần, nhiều thì không đếm được, người dân nơi đây đều đặn phải làm cầu sau những con lũ ác nghiệt.


Người dân vùng cao mến khách đến lạ kỳ: Người dân ở chân núi Tây Côn Lĩnh dựng cầu tạm cho khách qua đường, những hình ảnh thật khó quên...


Một dòng suối bên dãy Tây Côn Lĩnh.





Đài ngắm cảnh trên cao nguyên đá Đồng Văn





Sắc màu vùng cao với những cây mận và cải vàng (Mèo Vạc – Hà Giang)





Hoa đào, hoa mận ở Sủng Là, nơi đã được sử dụng là bối cảnh trong phim Chuyện của Pao.





Cao nguyên đá Đồng Văn – một địa chỉ cho những ai mê “dịch chuyển” trong dịp đầu năm mới.





Rừng thông cách Đồng Văn 5km, một địa điểm dừng chân quen thuôc của những bạn trẻ trước khi xuống núi.





Sơn nữ Đồng Văn





Hai anh em thằng bé người Hà Nhì tại xã Y Tý (Lào Cai).





Cầu treo bắc qua sông Mã đoạn qua Điện Biên Đông – Điện Biên





Đèo Khau Phạ trong sương sớm (Nghĩa Lộ - Yên Bái).





“Người lái đò sông Đà” đoạn qua huyện Bắc Yên – Sơn La





Chị em người Dao khoe nhau vòng bạc mới mua tại chợ Mường Hum (Bát Xát – Lào Kai)





Những căn nhà chìm trong sắc đào đầu xuân tại Lóng Luông – Mộc Châu – Sơn La





Hai mẹ con người Dao xấu hổ, tránh ánh mắt du khách qua khung cửa sổ tại Bát Xát – Lào Kai





Những cô gái người Mông dạy nhau tập xe máy tại Bắc Hà - Lào Cai.





Vạt nắng hiếm hoi của mùa đông trên đèo Khau Phạ (Nghĩa Lộ - Yên Bái).





“Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” – đồng cải trắng tại bản Thông Cuông (Mộc Châu – Sơn La).





Những đứa trẻ tới lớp trên con đường mới mở qua Pù Luông





Hai vợ chồng buôn lợn người Thái trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua rừng Cúc Phương (Ninh Bình).